05 February 2014

Myanmar Tour

Myanma có tổng diện tích 678.500 km2, là nước lớn nhất trong lục địa Đông Nam Á, và là nước lớn thứ 40 trên thế giới (sau Zambia). Nước này hơi nhỏ hơn bang Texas Hoa Kỳ và hơi lớn hơn Afghanistan.

Myanma nằm giữa Khu Chittagong của Bangladesh và Assam, Nagaland và Manipur của Ấn Độ ở phía tây bắc, có đường biên giới dài nhất với Tây Tạng và Vân Nam của Trung Quốc ở phía đông bắc với tổng chiều dài 2.185 km. Myanma giáp biên giới với Lào và Thái Lan ở phía đông nam. Myanma có đường bờ biển dài 1.930 km dọc theo Vịnh Bengal và Biển Andaman ở phía tây nam và phía nam, chiếm một phần ba tổng chiều dài biên giới.

Myanma có dân số khoảng 55 triệu người. Dù có nhiều nền văn hóa bản xứ tồn tại ở Myanmar, nền văn hóa chiếm vị trí trọng yếu là Phật giáo và Bamar. Trong các làng Myanmar truyền thống, chùa chiền là trung tâm của đời sống văn hóa. Các nhà sư được sùng kính và người dân luôn quỳ trước mặt để tỏ lòng tôn trọng họ. Tiếng Myanma, tiếng mẹ đẻ của người Bamar và là ngôn ngữ chính thức của Myanma, về mặt ngôn ngữ học có liên quan tới tiếng Tây Tạng và tiếng Trung Quốc. Ẩm thực Myanma bị ảnh hưởng nhiều từ ẩm thực Ấn Độ, Trung Quốc, Thái, và các nền văn hóa ẩm thực của các dân tộc thiểu số khác. Ẩm thực Myanma thường sử dụng tôm, cá, patê cá lên men, thịt lợn và thịt cừu. Thịt bò bị coi là món cấm kỵ, rất hiếm được sử dụng.

Người dân Myanma sùng đạo Phật, tại bất kỳ thành phố, thị xã nào đều có ít nhất một ngôi chùa và một tu viện Phật giáo. Đạo Phật có ảnh hưởng rất lớn ở Myanma, cuộc sống của người dân không tách rời các nghi lễ Phật giáo. Mùa chay Phật giáo cũng được ghi trên lịch của Myanma là ba tháng mùa mưa, tương đương với thời gian từ tháng 7 đến tháng 10 dương lịch. Trong thời gian đó có các hoạt động ăn chay, cưới xin, chuyển nhà thường được hoãn lại.

Trong các tín đồ Phật giáo ở Myanma có 99% là người Miến, người Shan và người Karen. Cả nước Myanma có khoảng 500.000 tăng ni. Đạo Phật ở Myanma theo dòng Theravada, là Phật giáo Nguyên thủy – tức dòng Phật giáo Tiểu thừa, giáo phái Nam Tông. Sự tu hành của các sư cũng giống như Phật giáo tại Thái Lan, Lào, Sri Lanka, Campuchia: các sư không ở chùa mà ở thiền viện, buổi sáng hằng ngày đi khất thực, không ăn chay và chỉ được ăn từ khi mặt trời mọc đến trước 12h trưa, sau 12h trưa đến sáng hôm sau tuyệt đối không được ăn.

Cả nước Myanma có hàng vạn đền, chùa, tháp, nằm rải rác trên khắp đất nước. Vì vậy, cũng như Campuchia, Myanma còn được gọi là đất nước Chùa tháp. Chùa tháp tập trung nhiều nhất ở thành phố Bagan, gồm khoảng hơn 4000 đền, chùa, tháp lớn nhỏ trên diện tích khoảng 40km2. Nhiều chùa, tháp được xây dựng từ đầu thế kỷ nguyên Bagan (thế kỷ 11).

Nhiều chùa tháp của Myanma thường được xây trên các đỉnh núi cao hơn mặt nước biển hàng nghìn mét để cất gi, bảo quản xá lợi Phật và các Phật tích khác. Các ngọn tháp cất giữ xá lợi Phật là những cấu trúc liền khối hình nón với một căn phòng chứa báu vật ở bên dưới. Khu nền bao quanh ngọn tháp là nơi dành cho hành khách hương cầu nguyện, thiền định, tụng kinh hay dâng hương. Những kiến trúc Phật giáo khác gồm có: tượng Phật – được dựng ngoài trời hay dưới một mái che, Phật đường – là nơi tổ chức thuyết pháp và các buổi lễ.

Ở lối vào những ngôi đền, chùa lớn thường có nhiều quầy bán hoa tươi, cành lá, nến, vàng thếp, những chiếc dù, quạt nhỏ bằng giấy màu để dâng lên Đức Phật. Giày dép của khách thập phương phải bỏ bên ngoài mỗi khi bước chân vào đền, chùa.

Myanma cũng có rất nhiều thiền viện – là nơi ở của các nhà sư. Các Phật tử trong và ngoài nước thường tới thiền viện để tỏ lòng kính trọng và dâng đồ bố thí, cúng như thức ăn, tiền bạc, áo cà sa và vật dụng cho các sư. Phật tử có thể lưu lại cả tuần, cả tháng, cả năm trong thiền viện để học thiền, nghe thuyết pháp hay nghiên cứu Phật pháp. Nhiều nghi lễ tôn giáo, trong đó có lễ thụ giới và lễ dâng cà sa,… được tổ chức rất trang trọng tại các thiền viện. Một số khu vực trong thiền viện cấm phụ nữ không được lui tới. Vào các kỳ nghỉ hè hằng năm, học sinh từ 6 đến 16 tuổi cũng tạp trung ở đây làm lễ xuống tóc, đổi áo và dự một khóa tu khoảng 1 tháng để học các giới luật, nghe thuyết pháp và tu thiền.

Chùa Shwedagon (chùa vàng) ở Yangon là chùa tháp lớn nhất và đẹp nhất Myanma, được hình thành từ 2500 năm trước và được các triều đạo phong kiến Miến Điện tu bổ, mở rộng dần. Chùa Shewdagon tọa lạc trên một quả đồi cao, rộng, trên đỉnh tháp gắn nhiều kim cương, hồng ngọc, bích ngọc và các loại đá quý, chùa được dát vàng nên lấp lánh dưới ánh mặt trời vào ban ngày và ánh điện về ban đêm. Ỏ Yangon còn có chùa Phật nằm, chùa Phật ngọc, chùa tóc Phật, chùa răng Phật, v.v.. rất độc đáo.


Yangon: Shwedagon Pagoda; Botatoung Pagoda; Chauk Htat Gyi Buddha; Kandawgyi Park; Karaweik Palace; Sule Pagoda; Myanmar Gems Museum; People's Square and Park

Tháp Vàng Shwedagon - Yangon
Bagan: Ananda Temple; Shwesandaw Pagoda; Dhammayazika Pagoda; Mount Popa; Shwe-gyu-gyi; Gawdawpalin Temple; Bagan Viewing Tower


Bagan cố đô của Burma


Mandalay:
Mandalay religious sites;  Golden Palace Monastery (Shwenandaw Kyaung); Mandalay Hill;  Sanda Muni Paya;  Mandalay Palace
Chùa Hsinbyume trắng muốt và tinh khiết ở Mandalay

Amarapura

U Bein Bridge; U Bain Bridge




Inle Lake nằm ở trung tâm của Cao nguyên Shanlà một hồ nước xinh đẹp trên cao 900 mét so với mực nước biển. Hồ có chiều dài 22km rộng 10km.

Alodaw Pauk Pagoda; Phaung Daw Oo Pagoda

Inle Lake

Bago: Shwethalyaung Buddha; Shwemawdaw Paya; Mya Tha Lyaung Reclining Buddha;  Kyaik Pun Pagoda;  Kambazathadi Golden Palace
Ngôi Chùa linh thiêng Shwemawdaw Paya- Bago



Chùa Kyaikhtyo ở bang Mon là kỳ quan có một không hai trên thế giới. Chùa được xây trên tảng đá lớn màu vàng chênh vênh trên vách núi cao trông rất ngoạn mục.
 
Kyaikhtiyo Golden Rock

No comments:

Post a Comment