15 December 2010

Myanmar, xứ sở của những ngôi chùa cổ tích

Lại mơ màng về miền cổ tích này:

Kyaikhtiyo Temple
Bất kỳ ai khi nhìn bức ảnh một ngôi chùa nằm chênh vênh trên một tảng đá hình cầu được dát vàng toàn bộ và cũng nằm mấp mé bên mép núi, đều sửng sốt. Từ thành phố Yangon, có thể  thuê xe ô tô để đến địa danh cách Yangon 70km này. Tháng 11 hằng năm, ở đây có hội đèn lồng cực lớn. Nhưng vào mọi ngày, đây luôn là nơi hành hương ưa thích của người Myanmar.

Ngọn tháp phủ một lớp vàng mỏng nằm trên tảng đá dát vàng lóng lánh phía trước, là một cái đích tuyệt vời cho mọi kẻ hành hương. Trong cuộc đời du hành, có nhiều cái đích được hướng tới và đã đạt tới, nhưng chưa có cái đích nào kỳ diệu như Đá thiêng vàng ròng ở miền đất bang Mon này. Con đường đá sỏi lổn nhổn dưới chân, nào có ngại chi, đá thiêng vàng ròng lấp lánh trước mặt, ai nấy đều sải dài chân mà bước.

Ngôi chùa Phật giáo được cho là xây dựng 2.500 năm trước, sau nhiều lần trùng tu có hình dáng và nội thất như hiện nay. Còn tảng đá lớn với chu vi khoảng 50 feet cũng được các nghệ nhân dùng vàng hiến tặng của Phật tử tăng ni, cán thành những lá vàng cực mỏng ngày qua ngày dát dần lên phủ khắp cả tảng đá lớn.

Tên Kyaikhtiyo xuất phát từ tiếng Mon, có nghĩa là "ngôi chùa được cư sĩ đội trên đầu". Truyền thuyết rằng, một vị vua Myanmar nhận được sợi tóc của đức Phật từ một cư sĩ. Vị vua này quyết định xây chùa cất giữ báu vật thiêng liêng. Cư sĩ khuyên nhà vua chọn xây chùa trên một tảng đá có hình dáng như đầu của các sư tăng và các cư sĩ. Sau đó họ cất giữ báu vật trong chùa, tận trên cùng bảo tháp nằm chênh vênh trên tảng đá cũng đang mấp mé bên vách đá. Để giữ được cân bằng cho ngôi chùa và cho cả tảng đá được chọn làm địa điểm xây chùa, người ta tin rằng đó là do quyền lực siêu nhiên của đức Phật. chỉ bằng một sợi tóc của đức Phật cũng neo giữ được cả tảng đá cực lớn chênh vênh hàng nghìn năm nay ở vách núi.






Shwe Maw Daw Pagoda in Bago
Là ngôi chùa cao nhất tại Myanmar với tháp chính cao 114 mét - nơi đang bảo tồn xá lợi tóc và xương của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni;







Shwedagon Temple
Là biểu tượng và là điểm hành hương linh thiêng nhất Myanmar, Shwedagon kiêu hãnh vươn lên từ quá khứ, sừng sững hiện ra trước mắt du khách và sẵn sàng hướng tới tương lai. Không giống như những di sản nổi tiếng khác trên thế giới, ngôi chùa cổ hơn ngàn năm tuổi này dường như không bị ảnh hưởng bởi thời gian. Trải qua bao dâu bể, những tháp vàng vẫn lấp lánh vươn lên trời cao, các pho tượng Phật vẫn trầm ngâm và bao dung nhìn xuống chúng sinh.
Quần thể chùa Shwedagon nằm trên đỉnh đồi Singuttara, gồm khoảng 1.000 chùa nhỏ bao quanh tòa tháp vàng trung tâm cao tới 99m. Vừa bước qua cổng, chúng tôi lập tức bị choáng ngợp bởi cách bài trí cả bên trong và ngoài của các ngôi chùa. Nội và ngoại thất chùa được chạm khắc tinh vi, cầu kỳ với vàng lá dát cực mỏng, cùng rất nhiều kim cương và đá quí.
Hầu như người Myanmar nào cũng mơ ước được một lần hành hương tới ngôi chùa thần thoại này. Khung cảnh trong chùa đúng là "cõi Phật", với những nhà sư mặc áo cà sa và người dân đi hành hương quấn longyi bước chân trần trên nền đá hoa cương phản chiếu ánh mặt trời. Xung quanh họ là các ngọn tháp vàng bạc lấp lánh trong nắng. 
Sau khi tham quan chùa, nên ở lại chờ tới hoàng hôn để ngắm bầu trời chuyển màu xanh huyền ảo và Shwedagon bắt đầu lên đèn. Từng nhóm người hành hương ngồi trên nền đá hoa bắt đầu rì rầm cầu nguyện. Và ngay cả qua màn khói hương huyền ảo,  vẫn nhìn thấy khuôn mặt của họ dường như tỏa sáng trong những nụ cười viên mãn.   


Ngôi chùa là niềm kiêu hãnh của người dân Myanmar và cũng là chốn linh thiêng bậc nhất trong số những ngôi chùa ở đất nước này.
Chùa Shwedagon là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiếng trên thế giới. Không ai biết chính xác thời điểm ngôi chùa này được xây dựng, các nhà khảo cổ chỉ ước chừng ngôi chùa có lịch sử khoảng 2.500 năm, được xây dựng trong khoảng thế kỷ thứ VI đến thế kỷ X. Shwedagon đã trở thành một điểm đến thu hút rất đông khách du lịch đến thăm quan, lễ phật và chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc của chùa.

Chùa Vàng Shwedagon rực rỡ dưới ánh sáng mặt trời.  

Ngôi chùa toạ lạc trên đỉnh đồi Singuttara, vừa bề thế, vừa uy nghi. Cả bốn hướng đều có những bậc thang dài dẫn vào chùa. Tòa tháp vàng khổng lồ cao tới 99m. Cổng phía Nam chùa có một đôi tượng sư tử cao 9m, hướng ra phía trung tâm thành phố.
Quần thể Chùa Vàng bao gồm 1.000 đơn thể chùa bao quanh toà tháp trung tâm. Trong đó có 72 ngôi chùa bằng đá có thờ tượng Phật bên trong. Dưới ánh sáng ban ngày cũng như ánh đèn đêm, ngôi chùa vàng luôn phát những tia sáng vàng lấp lánh.

Ban đêm, chùa Vàng Shwedagon luôn phát những tia sáng vàng lấp lánh.                                                                  

Ngoài vẻ nguy nga hoành tráng của ngôi chùa cổ, du khách sẽ bị choáng ngợp bởi cách bài trí cả bên trong và ngoài của ngôi chùa. Chỉ tính riêng nội thất của ngôi chùa đã được chạm khắc tinh vi, cầu kỳ với khoảng 8.690 lá vàng dát cực mỏng. Toàn bộ ngôi chùa còn được tô điểm bằng 5.450 viên kim cương đủ kích cỡ và 2.320 viên hồng ngọc, lam ngọc.  

Trong chùa còn lưu giữ 8 sợi tóc của Đức Phật Thích Ca, bảo vật linh thiêng nhất của Phật giáo. Tháp trung tâm là một tuyệt tác nghệ thuật, được phủ kín bằng 9.300 lá vàng với tổng khối lượng là 500kg, và được trang trí bằng hàng ngàn viên đá quí, kim cương và hồng ngọc, cùng với hàng trăm chiếc chuông vàng.  
 Trên đỉnh tháp là lá cờ đuôi nheo được làm hoàn toàn bằng vàng, khảm kín với 5.448 viên kim cương và 2.317 viên đá quí. Đỉnh tháp treo tất cả 1.065 chiếc chuông vàng và 421 chiếc chuông bạc.    
 
Yanggun


 Yangun là thủ đô của Myanmar, đó không phải là một thủ đô đẹp và hiện đại nhưng nhiều màu sắc và đầy sức sống. Sắc màu rực rỡ bắt đầu từ các vỉa hè đủ màu và những sạp bán trái cây trải dài trên phố. Những tòa nhà theo kiến trúc thuộc địa được sơn màu đỏ, xanh lá mạ hay vàng tươi, tập trung ở khu trung tâm, là chứng tích cho giai đoạn bị người Anh chiếm đóng trong lịch sử của thủ đô này.
 Và thật thú vị khi bạn nhìn thấy sự pha trộn văn hóa được thể hiện bởi những phụ nữ Hồi giáo trùm mạng kín mặt, các phụ nữ Ấn Độ mặc sari màu sắc rực rỡ đi trên phố cùng với người Myanmar mặc longyi.

Trung tâm thương mại hiện đại vẫn mang dáng dấp của kiến trúc thuộc địa
Nếu nhìn lại lịch sử, sẽ dễ dàng nhận ra nguồn gốc của sự đa dạng văn hóa này. Trong thời kỳ chiếm đóng Myanmar, người Anh đã đưa rất nhiều người Ấn Độ sang đây, chủ yếu ở Yangon, để phục vụ cho công cuộc xâm chiếm. Thậm chí, có thời điểm, người Ấn còn chiếm tới một nửa dân số Yangon. Sau khi quân Anh rút đi, phần lớn người Ấn trở về quê hương, nhưng một số quyết định ở lại. Những người Ấn này chủ yếu theo đạo Hồi (cũng là nguyên nhân khiến họ không muốn trở lại Ấn Độ), nên đã xây dựng hơn 60 nhà thờ Hồi giáo, tạo ra một Yangon đa sắc.



CỐ ĐÔ MANDALAY

Ba nhà văn Anh Somerset Maugham, George Orwell và Rudyard Kipling (giải Nobel văn chương năm 1907) chỉ là một số rất ít trong vô số nhà văn quốc tế trước đây đã từng tham quan và say mê cố đô Mandalay.
Kinh đô Mandalay do nhà vua Miến Điện Mindon thành lập vào năm 1857, nằm dưới ngọn đồi Mandalay, được xem là trung tâm Phật giáo Miến Điện. Nhà vua Mindon qua đời rất sớm (vào năm 1878), không được vui hưởng tuổi già trong hoàng cung lộng lẫy của vua gọi là "trung tâm của trái đất". Đáng tiếc hơn nữa, hoàng cung này sau đó đã bị bom đạn của cuộc thế chiến thứ nhì phá hủy. Ngày nay, chính phủ Miến Điện đã xây dựng lại hoàng cung này theo đúng kiểu dáng kiến trúc ban đầu của nó để mở cửa đón du khách.

Dòng sông lớn chảy qua cố đô Mandalay trôi đến Ấn Độ Dương là dòng sông nổi tiếng mang tên Ayeyarwardy, nghĩa là "Mẹ của nước". Nguồn lợi kinh tế trong giao thương cùng với những truyền thuyết lịch sử ly kỳ khiến sông Ayeyarwardy được ví với dòng sông Mississippi của Mỹ (theo tuần báo Thái Lan Bangkok Post Sunday Magazine năm 1995) và cũng có thể ví với dòng sông Cửu Long hay sông Hồng. Lúc sinh thời, nhà vua Mindon đã cho xây dựng ở Mandalay ngôi chùa Kyauktawgyu rất tốn kém và công phu, vì làm toàn bằng đá cẩm thạch trắng, 10.000 người phải mất 13 ngày để khiêng đá từ ngọn đồi Sagyin xuống khu vực xây chùa.

Cách đó về phía Đông Bắc là chùa Kuthodaw, trong chùa có 729 pho tượng cẩm thạch, tạc Đức Phật và những vị cao tăng đức hạnh khác trong lịch sử Phật giáo... Ngày nay, nhiều công trình kiến trúc cổ độc đáo tiêu biểu cho tính dân tộc Miến Điện và tinh thần từ bi hiền hòa, đạo đức của Phật giáo được giữ gìn và trùng tu kỹ lưỡng, chu đáo ở cố đô Mandalay và trên cả nước Miến Điện nói chung. Với "danh hiệu" là chốn cố đô của một vương triều thời xa xưa, Mandalay được chính quyền thành phố tận dụng khai thác về mặt kinh doanh du lịch - văn hóa lịch sử. Nước Miến Điện có diện tích 678.000 km2, dân số 46 triệu người, đơn vị tiền tệ là đồng kyat (5 đồng kyat bằng một đô-la Mỹ).

Mandalay là thành phố lớn thứ 2 tại Myanmar với dân số 927.000 người năm 2005, vùng đô thị bao gồm các địa phương xung quanh là 2,5 triệu người. Đây là kinh đô hoàng gia cuối cùng của Miến Điện và là thủ phủ của Vùng Mandalay. Thành phố được bao bọc bởi sông Ayeyarwady về phía Tây, phía Bắc Yangon 750km.
(Sưu tầm  và biên tập từ internet)

No comments:

Post a Comment