30 September 2010

Sydney, 9.2010














Đặc sản kanguru







Sydney Tower còn được gọi là tháp AMP Centrepoint Tower và tòa nhà cao nhất ở Sydney . Đây cũng là tòa nhà cao thứ 2 ở Úc sau tòa Q1 ở Gold Coast và tháp quan sát cao thứ hai sau Auckland's Sky Tower ở Nam bán cầu. Sydney Tower cao 305 m (bao gồm ăng ten). Tầng đầu cao 260 m. Tháp được xây dựng từ 1975-1981 với chi phí 36.000.000 AUD. Sydney Tower hôm nay là một trong những điểm thu hút khách du lịch phổ biến nhất trong Sydney . Phần đầu tiên là tầng quan sát ở độ cao 250 m, cho phép một cái nhìn toàn cảnh của thành phố. Phần thứ 2 ở độ cao 268m dành cho khách tour. Phần thứ ba là nhà hàng luân phiên với sức chứa 220 khách. Tối đa công suất của tháp là 960 người. 

Từ Sydney Tower có thể nhìn thấy toàn cảnh thành phố, và dễ dàng nhận ra Sydney là thành phố biển. Từ đại dương, biển như cánh tay vươn dài ôm chặt Sydney vào lòng, còn các ngón thì tạo nên những bến cảng, bờ vịnh, bãi biển đẹp và quyến rũ vào hàng đệ nhất thiên hạ.

Sydney Tower là một trong những công trình cao nhất Sydney, nằm ngay khu mua sắm chính của thành phố. Nếu lên đến đỉnh của SydneyTower thì có thể quan sát được toàn cảnh thành phố Sydney 360 độ, từ Sydney Opera House cho đến Darling Harbor. Nếu may mắn leo lên Sydney Tower vào một ngày quang đãng thì có thể nhìn thấy cả Blue Mountain.




Nhà hát opera Sydney là một công trình nhà hát tại thành phố Sydney, Úc. Nhà hát có kiến trúc độc đáo hình con sò hay những cánh buồm no gió ra khơi. Đây là công trình kiến trúc độc đáo của Sydney nói riêng và nước Úc nói chung, thu hút nhiều du khách đếm thăm. Đây là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu nhất thế kỷ 20 và là một trong các địa điểm biểu diễn nghệ thuật nổi tiếng nhất thế giới. Tọa lạc tại Bennelong Point ở bến cảng Sydney, gần với cây cầu Sydney Harbourcũng nổi tiếng, tòa nhà và khu xung quanh tạo nên một hình ảnh nước Úc đặc trưng. Đây là nhà hát ballet, kịch và sản xuất ca nhạc. Nhà hát này cũng là trụ sở của của Sydney Theatre Company và Sydney Symphony Orchestra.

Mái của nhà hát được lợp bằng 1.056 triệu viên ngói sản xuất tại Thụy Điển. Tuy nhiên, nhìn từ xa, mái ngói chỉ toàn màu trắng. Mái ngói có đặc điểm tự làm sạch bề mặt. Mái được thiết kế để gió biển có thể luồn vào bên trong. 

Nhà hát opera Sydney có 5 khu nhà hát, 5 studio tập diễn, 2 sảnh chính, 4 nhà hàng, sáu quán bar và một số cửa hàng lưu niệm. Nội thất tòa nhà bao gồm đá granite hồng khai thác ở Tarana, New South Wales, gỗ và gỗ dán được cấp từ New South Wales. Các nhà hát có hình một loạt các con sò được biểu trưng bằng cách cắt ra thành các bán cầu. Sảnh hòa nhạc và nhà hát nhạc kịch được đặt ở 2 nhóm vỏ sò lớn nhất, các nhà hát khác nằm ở các nhóm vỏ sò khác. Một vài nhóm vỏ sò nhỏ hơn được dùng để đặt nhà hàng. 5 nhà hát tạo nên nơi biểu diễn:

Sảnh hòa nhạc có 2679 chỗ, là nơi có cây đàn đàn organ dạng cơ khí lớn nhất thế giới với hơn (với hơn 10.000 ống sáo).
Nhà hát opera với 1547 chỗ là nơi biểu diễn chính của Opera Australia. Đây cũng được Công ty Ballet Australia sử dụng.
Nhà hát kịch có 544 chỗ. Rạp hát (playhouse) có 398 chỗ. Nhà hát studio có 364 chỗ.

Việc quy hoạch nhà hát opera Sydney bắt đầu cuối thập niên 40 thế kỷ 20 khi Eugene Goossens, giám đốc của Nhạc viện bang New South Wales vận động hành lang cho một địa điểm xây nhà hát lớn. Tại thời điểm đó, địa điểm cho các chương trình kịch được tổ chức ở Tòa Thị chính Sydney nhưng địa điểm này không đủ rộng. Đến 1954, Goossens đã thành công trong việc nhận được ủng hộ của Thống đốc bang New South Wales Joseph Cahill - người đã kêu gọi thiết kế nhà hát opera tinh tế. Goossens chính là người đã kiên quyết lựa chọn Bennelong Point làm địa điểm xây nhà hát. Cahill muốn địa điểm này gần Nhà ga xe lửa Wynyard ở tây bắc Sydney CBD.

Dù là đặc sản của nước Úc nhưng kiến trúc sư chính xây dựng công trình này lại là một người Đan Mạch, ông Jorn Utzon. Và người cắt băng khánh thành của Nhà hát vào ngày 20-10-1973 lại là một người Anh, Nữ hoàng Elizabeth II.

Cuộc thi thiết kế do Cahill tổ chức nhận được 233 đề án. Thiết kế cơ sở được chấp thuận năm 1955 và được trình lên bởi Jørn Utzon, một kiến trúc sư người Đan Mạch. Utzon đã đến Sydney năm 1957 để giúp giám sát công trình. Khu The Fort Macquarie Tram Depot tọa lạc tại vị trí được chọn xây nhà hát đã được đập bỏ năm 1958 và lễ khởi công xây dựng nhà hát bắt đầu tháng 3/1959. Dự án được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn I (1959–1963) bao gồm việc xây dựng dãy ghế vòng bên trên. Giai đoạn II (1963–1967) xây dựng các vỏ sò bên ngoài. Giai đoạn III xây dựng và thiết kế nội thất (1967–73).

Lúc ban đầu chính phủ Úc dự tính vào năm 1963 một "Nhà hát parabol Sydney" sẽ hoàn thành với kinh phí là 7 triệu đô la Úc. Tuy nhiên trong thực tế một "Nhà hát con sò Sydney" đã ra đời với kinh phí 102 triệu đô la Úc và mất 18 năm (1959-1973) mới hoàn thành.

Nhà hát con sò có chiều dài 185 mét, chiều rộng 120 mét được xây dựng trên Điểm Bennelong, nằm nhô hẳn ra cảng, nhìn qua Cầu cảng Sydney nổi tiếng. Bên trong nhà hát có 1.000 phòng lớn nhỏ khác nhau, trong đó 3 phòng chính là: Phòng hòa nhạc (2.679 chỗ ngồi), Nhà hát opera (1.547 chỗ), Sân khấu kịch (544 chỗ). Nhỏ nhất là nhà hàng Bennelong.

Để hoàn thành công trình này, người ta đã phải sử dụng 1 triệu viên ngói granite trắng tráng men nhập từ Thụy Điển, 6225 mét vuông kính, 645 km dây cáp điện. Phần mái hình con sò nặng 15 tấn và được đỡ bằng 2.194 thanh bê tông đúc sẵn. Bên trong nhà hát người ta sử dụng vật liệu là than granite hồng và gỗ lấy từ New South Wales để trang trí.





Khánh thành vào năm 1932, cầu cảng Sydney là cầu chính băng qua cảng Sydney mang theo đường xe lửa, xe hơi và người đi bộ giữa khu thương mại trung tâm Sydney và vùng North Shore. 

Theo sách Kỷ lục Guinness, nó là chiếc cầu một nhịp với bề rộng lớn nhất thế giới: 46 m và là cầu vòm thép cao nhất với đỉnh cầu cao tới 134 m. Nó cũng là cầu vòm dài thứ 4 trên thế giới. Tổng chiều dài của cầu là 509 m, mái vòm nặng đến 39 tấn. Cầu có 6 làn xe trên đường chính, 2 làn đường và một đường đi bộ phía Đông, đường xe lửa và 1 đường đi xe đạp ở phía Tây.



Khung cảnh vịnh đầy ấn tượng cùng với Nhà hát Opera Sydney và cầu cảng Sydney kề bên đã trở thành biểu tượng của đất nước Australia. Là một điểm đến không thể bỏ qua khi đến Sydney du lịch, vịnh Sydney quyến rũ du khách bởi làn nước xanh biếc, những chiếc thuyền buồm lững lờ trôi. Đặc biệt, đây là địa điểm tuyệt vời nhất để ngắm nhìn các công trình nổi tiếng của thành phố như: Nhà hát con sò, Cầu cảng, Bến cảng… Du thuyền trên vịnh Sydney vào ban đêm, khi thành phố đã lên đèn, du khách sẽ lạc vào không gian lung linh, huyền ảo của những ánh đèn muôn màu phát ra từ những con đường tấp nập xe cộ, những tòa cao ốc chọc trời và những khu vui chơi giải trí nhộn nhịp suốt ngày đêm. Vừa chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thành phố, vừa thưởng thức bữa ăn thịnh soạn và đặc sắc, du khách sẽ có những khoảnh khắc vô cùng đáng nhớ về một Sydney thịnh vượng và thanh bình.









Chụp hình tại nhà thờ tráng lệ St Mary’s Cathedral



Bảo tàng Hải dương học Sydney là một trong những bể cá nhân tạo lớn nhất thế giới - nơi sinh sống của hơn 6.000 loài động vật biển Australia đặc trưng. 
Du khách sẽ khám phá một thế giới dưới lòng đại dương kỳ ảo khi đi dọc theo đường ống bằng thủy tinh dài 145 m nằm sâu dưới lòng cảng biển Darling. Sydney Aquarium được mở cửa vào năm 1988, nhân dịp kỷ niệm 200 năm thành lập Australia. Đây cũng là địa điểm thu hút đông đảo du khách nước ngoài đến tham quan nhất tại Sydney. 

No comments:

Post a Comment