30 December 2018

Angkor huyền diệu

Lần đầu đi thăm Angkor theo tour cách đây chục năm, lớt phớt cưỡi ngựa xem hoa kiểu đi tour. Vẫn mơ sẽ quay lại Angkor một ngày đẹp trời, tự đi cho thoải mái tự do. Lần này không đi xe mà bay đến Siem Riep bằng cánh bay của hàng không Angkor Air, máy bay rộng mênh mông mà chỉ có vài chục khách VIP. Đến nơi cũng đã muôn, khách sạn cho mấy xe tuk tuk đón sân bay. Trên đường được ngắm Siem Riep về đêm long lanh sắc màu. Khách sạn nằm ngay trung tâm, bên cạnh chợ đêm Siem Riep. Lại phải dạo chợ đêm, hàng hóa nhiều và rẻ bất ngờ, bao nhiêu đô lẻ được huy động hết cho mua sắm váy áo. Ăn tối ở khách sạn cũng khá ngon và rẻ, nhất là món Tom Jum kiểu Angkor.
Ngày hôm sau là ngày dành cho Angkor. Quần thể di tích Angkor bao gồm hai khu đền chính là Angkor Wat và Angkor Thom cách Siem Reap 7 km về phía Bắc. Angkor ticket cho toàn bộ quần thể Angkor trong một ngày là 37$, có chụp ảnh du khách in lên vé, đảm bảo không thể sang nhượng cho người khác. 
Bắt đầu với di tích cố đô Angkor Thom. Angkor Thom bao gồm các điểm di tích đền Bayon, đền Baphuon, đền Phnom Bakheng trên đỉnh đồi, Elephant Terrace, Terrace of the Leper King và 5 cánh cổng lớn dẫn vào Angkor Thom. Angkor Thom là cố đô cuối cùng của Vương quốc Khmer, được vua Jayavarman VII xây dựng vào cuối thế kỷ XII. Thành rộng 9 km², được bao quanh bởi kênh đào. Tại trung tâm thành là ngôi đền của Jayavarman, đền Bayon. Bayon quả là tuyệt đẹp và kỳ bí với những tượng thần Bayon bốn mặt. Những ô cửa sổ đá từ thời cố đô Khmer nay tạo nên những khung hình lãng mạn cho du khách. Đền Baphuon cũng cực kỳ ấn tượng với kích thước to lớn và những tường đá rêu phong cổ kính.
Cổng nam vào Angkor Thom



Angkor Thom


Smile Bayon


Nụ cười Bayon thời @


Baphuon Temple


Old Baphuon Temple

Cuối ngày là thời điểm ngắm hoàng hôn trên đỉnh Bakheng. Du khách được khuyến cáo lên đồi Bakheng sớm từ 3h chiều vì điểm di tích này hạn chế du khách dưới 300 người. Lọt vào trong top 300 rồi lên núi chụp hình và chờ đợi thời khắc mặt trời lặn. View từ Bakheng rất đẹp, tuy nhiên trời nhiều mây nên cảnh hoàng hôn không đep như mong đợi. 


Bakheng Temple Ruins in sunset


Chờ xem hoàng hôn trên Bakheng Temple

Tiếp tục đi theo Little Circuit, thăm một ngôi đền nổi tiếng, đền “cổ thụ” Ta Prohm, nơi thiên nhiên kết hợp với công trình của con người. Các kiến trúc bằng đá của ngôi đền nằm quấn quýt với những cây cổ thụ tạo nên một cảnh tượng vô cùng kì vĩ. Ta Prohm được xây theo phong cách Bayon vào cuối thế kỷ 12 và đầu thế kỷ 13, ban đầu được gọi là Rajavihara. Ngôi đền này do vua Khmer Jayavarman VII xây dựng để làm một tu viện và trường học Phật giáo Đại thừa. Tuy nhiên sau đó Ta Prohm bị bỏ quên và bị những cây cổ thụ lấn át. Cảnh điêu tàn hoang phế của Ta Prohm đã trở thành phim trường Hollywood với diễn viên Angelina Jolie đi tìm kho báu trong phim Tomb Raider. 

Cổng vào Ta Prohm


Tung cổ thụ nuốt trọn ngôi đền




Cây tung cổ thụ


Cả đoàn trước cửa vào Ta Prohm

Điểm cuối thăm quan vào buổi chiều là Angkor Wat, ngôi đền có kiến trúc hoành tráng nhất trong quần thể Angkor. Angkor Wat là ngôi đền năm ngọn tháp vĩ đại, thực sự lấn át tất cả những công trình xung quanh. Trong nửa đầu của thế kỷ 11, vua Suryavarman bắt đầu xây dựng Angkor Wat, ngôi đền lớn nhất đất nước Cambodia với việc hàng triệu tấn đá được vận chuyển từ mỏ đá cách đó 40 km. 
Angkor Wat quả xứng đáng là một trong 7 ngôi chùa Phật giáo lớn nhất thế giới, và tất nhiên là di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận.


Angkor Wat bên hồ Lily


Cận cảnh Angkor Wat


Old Angkor Wat


Tượng Apsara trên tường thành Angkor Wat


Cầu phao nối Angkor Wat với bên ngoài

Lần trước khi đến Angkor Wat, tất cả các cầu thang đá đều mở cho du khách leo lên tháp, chỉ có một cầu thang có lan can vịn tay. Những bậc thang đá mòn vẹt và dốc ngược này thực sự nguy hiểm cho du khách, có du khách đã ngã xuống và bỏ mạng. Ngày nay họ rào hết các cầu thang đá, chỉ chừa một cái có lắp thêm cầu thang gỗ để leo lên tháp, đảm bảo an toàn cho du khách. 
Lân trở lại này cũng nhận thấy một thay đổi nữa là cây cầu phao qua kênh đào cho du khách vào thăm Angkor Wat, có lẽ để tránh quá tải cho cây cầu cổ dẫn vào cửa chính của Angkor Wat. Tuy nhiên nhìn cây cầu phao không ăn nhập gì với quang cảnh kiến trúc của một Angkor Wat cổ kính.


Bên trong Angkor Wat

1 comment: